Những điều cần biết về thuốc kích rễ

Rễ cây là một phần vô cùng quan trọng giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng như giúp cây bám được vào cành cây, hốc đá hay đất. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà rễ cây có thể không mọc được như chúng ta mong muốn. Làm thế nào để kích cây nhanh mọc rễ, có nhiều cách trong đó hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ. Vậy thuốc kích rễ là gì, khi nào cây cần kích rễ và cách sử dụng thuốc kích rễ như thế nào cho hiệu quả? Xuân Nông mời Bà con cùng tìm hiểu ạ!

1. Thuốc kích rễ là gì?

    Hiện tại thuốc kích rễ là 1 sản phẩm kích thích quá trình ra rễ cây được dùng nhiều trong công việc giâm, chiết cành, tưới lá, ủ hạt giống và tưới gốc,… Giúp cho cây phát triển cũng như phục hồi toàn bộ rễ đang bị suy yếu vì vận chuyển hay vì điều kiện thời tiết không thuận lợi.

    Thông thường thành phần có trong thuốc kích rễ gồm có P205, K20, BO và đạm… Đây cũng chính là những nguyên tố chất cần thiết cho quá trình phát triển của một bộ rễ cây. Bên cạnh đó còn được kết hợp cùng với một số những nguyên tố vi lượng có thể kể đến như kẽm, mangan, đồng và sắt.…để giúp cho cây sinh trưởng được khỏe mạnh.

    Một số loại thuốc kích rễ đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: thuốc kích rễ N3M , Atonik, phần bón Vitamin B1, phần bón lá kích ra rễ bung chồi, Comcat, dưỡng chất AB chuyên dùng cho lan…

2. Công dụng chính của thuốc kích rễ

    Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc kích rễ có thành phần và đặc tính riêng, nhưng nhìn chung các loại có công dụng chính có thể kể đến như:

    – Kích thích ra rễ của những loại cây ăn trái, vườn ươm, cây kiểng và cây công nghiệp…

    – Tưới gốc để có thể tăng trưởng cho bộ rễ của cây.

    – Nhúng cành giâm và thoa vào chỗ chích nhằm kích thích quá trình ra rễ của cây.

    – Phun lên lá giúp cho cây đâm tược mới, chống rụng hoa, làm lớn lá và tăng đậu trái.

    – Thúc đẩy cho quá trình phục hồi cũng như tăng trưởng cây một cách nhanh chóng đặc biệt là là sau khoảng thời gian cây bị ngập úng.

    – Ngâm hạt giống nhằm kích thích cho hạt được nảy mầm.

3. Những trường hợp nên dùng thuốc kích rễ cây

    Đối với những trường hợp thực tế sau thì nên dùng thuốc kích rễ cây để cây phát triển tốt nhất:

    – Cây phôi mới bị cắt bỏ toàn bộ rễ và lá.

    – Cây kém phát triển vì đất trồng không phù hợp với cây làm cho rễ không mọc được.

    – Cây bị úng và bộ rễ đã bị thối, những đầu rễ dần chuyển qua màu đen.

    Ngoài ra để cây ra rễ phát triển tốt Bà con cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng tới việc ra rễ mới của cây như:

    – Đất trồng: là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc cây ra rễ mới. Để một giống cây có thể ra được rễ mới thì cần phải tiếp xúc với những vật liệu tơi xốp và giữ được độ ẩm tốt ví dụ như trấu hun, cát. Thông thường những loại đất thoái hóa sẽ rất cứng và nước sẽ không thể nào thẩm thấu được, khó tiếp xúc khiến cho rễ bị non, dẫn tới tình trạng khó phát triển. Do đó để trồng được cây với một bộ rễ phát triển tốt thì cần chuẩn bị đất tơi xốp nhất có thể, giàu chất hữu cơ hay trồng bằng đất pha với cát.

    – Phân thuốc: sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc cây ra rễ mới. Khi rễ non và lá non thì cây không cần có nhiều chất dinh dưỡng. Theo đó chỉ cần một lượng nước nhỏ là đã có thể tạo được nhựa. Do đó nếu như bón phân trong trường hợp này sẽ rất dễ làm cho cho rễ non của cây bị cháy đồng thời cũng rất khó để hồi phục lại. Theo như những chuyên gia về nông nghiệp thì chỉ nên bón phân khi lá đã già. Và lúc này bộ rễ của cây đã được cứng cáp, đồng thời ăn sâu vào trong lòng đất.

    – Tưới tiêu: thông thường người ta sẽ dựa vào tán lá cây để có thể canh được lượng nước cũng như công thức đất. Đối với những giống cây mới ra rễ và lá còn non thì khi đó nên cho đất có nhiều chất vô cơ ví dụ như cát, ít hữu cơ cũng như tưới tiêu vừa đủ ẩm. Đối với nhiệm vụ lá đã già thì nên bổ sung đất với giàu chất hữu cơ, tưới đẫm nước để giúp cho cây dễ quang hợp được.

    – Những giống cây có bộ rễ đang yếu thì tốt nhất là nên để ở nơi thoáng mát, dưới tán lá cây khác.

4. Cách sử dụng thuốc kích rễ hiệu quả

4.1 Cách thức sử dụng thuốc kích rễ dành cho mỗi một loại cây

    – Đối với rau ăn trái

      + Nên tưới theo hốc, theo hàng hay phun trực tiếp trên líp.

      + Định kỳ tưới từ 5 đến 7 ngày một lần sau khi đã gieo cấy từ 3 tới 5 ngày và tưới từ 3 đến 4 lần cho một vụ

    – Đối với rau ăn lá

      + Nên tưới theo hốc, theo hàng hay phun trực tiếp trên líp

      + Định kỳ tưới từ 5 đến 7 ngày một lần sau khi đã gieo cấy từ 3 tới 5 ngày và tưới từ 3 đến 4 lần cho một vụ

    – Đối với cây công nghiệp và cây ăn trái

     + Trực tiếp tưới vào trong bồn và tưới định kỳ vào mỗi tháng sau khi thu hoạch, ngay sau khi đã trồng với cây non hay vừa bị tác động xấu từ nhiều yếu tố khác nhau.

    – Đối với cây cảnh, cây bonsai và hoa

     + Trực tiếp tưới vào trong bồn và tưới định kỳ vào mỗi tuần sau khi đã trồng cây con, ngay sau khi thu hoạch bông/ hoa.

4.2 Cách thức dùng thuốc kích rễ với mỗi mục đích sử dụng

Sử dụng thuốc kích rễ cho hoa hồng

    – Giâm và chiết cành:

     + Nhúng cành giâm vào trong dung dịch thuốc từ 5 tới 10 phút và sau đó đem giâm lên trên đất đã được chuẩn bị sẵn.

     + Trực tiếp bôi nước thuốc vào trong vết khoanh vỏ (1cm) ngay khi bó bầu.

    – Tưới gốc: nên tưới đều xung quanh của gốc cây nhằm phục hồi và tăng cường bộ rễ đang bị suy yếu vì xử lý thuốc hay sau khi đã bị ngập úng, hạn hán. Sau 7 ngày thì tưới lại 1 lần nữa.

    – Phun lên trên lá: sau khi cây ra đọt, ra hoa và trái non. Thì làm cho cây đâm tược mới, tăng đậu trái và chống rụng hoa. Sau 7 ngày thì phun lại 1 lần nữa

    – Ngâm hạt giống: trong trường hợp này nên ngâm hạt giống trong vòng 24 giờ đồng hồ, sau đó thì vớt ra và ủ bình thường.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp Bà con hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách thức sử dụng thuốc kích rễ cho hiệu quả

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay